phía Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu từ thời đại đồ đá (~3300 - 1700 TCN) phát triển hưng thịnh  với nền văn minh lưu vực sông Ấn trong khu vực thung lũng Indus (The Indus Valley Civilization - IVC). Cùng với Ai Cập cổ đại (Ancient Egypt) và Lưỡng Hà (Mesopotamia), nó là một trong ba nền văn minh đầu tiên của Cựu thế giới. Ngoài ra cũng được biết đến tên gọi nền văn minh Harappan hay Mohenjo-Daro (tùy vào địa điểm được khai quật tàn tích được tìm thấy).



Tiếp sau đó là thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Veda (~1500 - 500 TCN) với sự phát triển của 16 vương quốc gọi chung là Mahājanapadas. Thời kỳ Veda cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội ấn độ cổ đại, như đạo Rig - Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, đao Jaina...
Khoảng thế kỉ VI TCN, Mahavira và Thích Ca Mâu Ni ra đời. Mahavira có nghĩa là "Đại anh hùng" hay "Anh hùng vĩ đại", tên thật Vardhamana và là người đã sáng lập ra Kỳ Na giáo (đạo Jaina), một tôn giáo cùng thời với Phật giáo).
Bộ kinh Veda được ra đời trong thời gian này. Còn được gọi là Vệ Đà hoặc Phệ Đà,

1. Phân tách bộ kinh Veda:

Bộ kinh này không do một nhân vật nào sáng tác. Nó là một bộ sách thâu lượm tất cả các câu ca dao, vịnh phú về sự giàu đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn Độ, về những tập tục, nghi lễ, quan điểm tư tưởng và những bài thánh ca cầu nguyện các đấng thần linh của người Arya. Một thời gian dài kinh Veda được học thuộc lòng và truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với nghĩa rộng, Kinh Veda gồn bốn loại:

📖 Các tập Samhitas: gồm những lời cầu nguyện, xưng tụng thần linh dưới dạng thi ca
📖 Các Brahmânas: gọi là Phạn thư hay kinh Bàlamôn, giải thích các qui tắc, nguyên tắc tế tự chuyên dùng cho các tu sĩ, chức sắc cao cấp của đạo Bàlamôn
📖 Các Aranyaka: gọi là kinh rừng dùng cho các tu sĩ khổ hạnh, chứa đựng những lời lẽ uyên nguyên về vũ trụ vạn vật, bản chất của đời sống và giá trị của nhân sinh
📖 Các kinh Upanishad: gọi là Áo nghĩa thư là những sách bình chú có tính chất tôn giáo, triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của kinh vêđa, dùng cho các triết gia

Theo nghĩa hẹp, Veda gồm:

📖 📖Các tập Samhitas có bốn bộ là:
⚪ Rig – Veda: là tri thức về các thánh tán ca, là nguồn gốc đầu tiên của Ấn Độ giáo, ca tụng các vị thần của người Arya, trong đó quan trọng nhất là thần Sấm sét vả thần Lửa
⚪ Bộ Yajur – Veda: tập hợp những công thức khấn bái thần linh trong nghi thần linh, hiến tế
⚪ Bộ Sama – Veda: được coi là tri thức về các giai điệu ca chầu, cầu nguyện thần linh khi hành lễ
⚪ Bộ Atharva – Veda: là tri thức về các loại thần chú bùa phép, ma thuật, dùng để cầu phúc, cầu tài, giải hạn…

Như vậy, Veda theo nghĩa hẹp gồm bốn bộ kể trên, trong đó quan trọng nhất là bộ Rig – Veda gồm các Samhitas. Những kinh xuất hiện muộn hơn như Brahmanas (nghi thức tế tự), Aranyaka (Kinh rừng) và Upanishad (áo nghĩa thư) là những kinh tiếp tục bình chú, giải thích những tư tưởng khác nhau trong kinh Vêđa ở giai đoạn đầu.


2. Truyền thuyết về kinh Veda:

Về nguồn gốc thần thoại tôn giáo, người Ấn Độ xem kinh Veda là những chân lý thiên khải cho loài người ở mỗi đầu chu kỳ của vũ trụ.
Thiên khải là sự biểu hiện, lời tuyên ngôn (còn gọi là Đấng Biểu lộ). Ra đời cùng thế gian. Đấy là kinh Veda. Là THỰC THỂ ĐẦU TIÊN, là Brahman - CÁI NGÃ - được bảo vệ và gìn giữ. Là thứ không thể phủ nhận, trinh nguyên và luôn luôn có hiệu lực.

Một chu kỳ của vũ trụ theo người Ấn Độ có tên là Kalpa, tính từ khi vũ trụ sáng tạo ra cho tới khi tiêu diệt đi, bằng một ngày của Brahmâ hay bằng 1.000 Mahayuga (đại thời đại).
Đại thời đại bao gồm bốn thời đại chính:
⚪ Thời đại toàn tác - thời đại hoàng kim
⚪ Thời đại tam - thời đại của sự công bình
⚪ Thời đại nhị - thời đại bắt đầu có khủng hoảng và sa đọa , con người ít biết Veda và không còn yêu chân lý nữa, các tai ương cũng đồng thời ập xuống đầu họ
⚪ Thời đại vong - thời đại con người đã thôi cúng tế và hành thiện, tai ương tràn ngập thế giới.

Sau thời kỳ này, lịch sử lại vòng trở về thời kỳ toàn tác để bắt đầu một chu kỳ mới. Cứ một khoảng thời gian nhất định Brahmâ lại tạo ra những bậc đạo sĩ uyên thâm tiếp thu những lời mật chú (mantra) của thần và đi khải thị cho khắp chốn nhân gian. Cái biết ấy được thực hiện bằng hai con đường: tri thức (jnana – marga) và tế tự (yajna – marga).
Ở thời kỳ Veda, việc tế tự rất được chú trọng vì người ta tin rằng những nghi thức tế lễ, con người có thể thông đạt được với thần linh.

Nguồn tham khảo:



Phú-lâu-sa (zh. 富樓沙, sa. puruṣa), tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. prakṛti, Du-già kinh 1,24-27) là hai nguyên lí tối cao. Phú-lâu-sa, khi phản chiếu trong tâm thức (sa. citta) con người chính là tiểu ngã hoặc linh hồn (sa. jīva) hiển hiện trong thế giới hiện tượng, lăn trôi trong vòng sinh tử. Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga.

Trong câu kệ thứ hai của của Du-già kinh Ba-đan-xà-lê định nghĩa Yoga (Du-già) như sau:

yogaś cittavṛttinirodhaḥ
Yoga là sự chế ngự (nirodha) những hoạt động của tâm thức (cittavṛtti).
Tâm thức có năm hoạt động, đó là:

Chân lượng (sa. pramāṇa, xem thêm Lượng), tức là nhận thức, ước lượng chân chính.
Đảo kiến (sa. viparyaya), là kiến giải, nhận thức điên đảo
Vọng tưởng (sa. vikalpa), tưởng tượng.
Miên (sa. nidrā), là giấc ngủ
Niệm (sa. smṛti), là trí nhớ.
Năm hoạt động tâm thức trên có thể gây phiền não (sa. kliṣṭa) hoặc không gây phiền não (sa. akliṣṭa, 1,5). Những hoạt động tâm thức gây phiền não lập cơ sở cho việc thu thập và gia tăng nghiệp chướng, trói buộc tâm thức. Có năm hoạt động tâm thức gây phiền não, đó là:

Vô minh (sa. avidyā).
Vị kỉ (sa. asmitā), chỉ biết đến mình.
Tham ái (sa. rāga)
Sân (sa. dveṣa), sân hận.
Hữu ái (sa. abhiniveśa), khát vọng tồn tại.
Những hoạt động gây phiền não bên trên có thể được diệt trừ bằng tâm thức tinh tiến (sa. abhyāsa) và vô tham (sa. vairāgya). Quá trình dài dẳng và gian nan này chính là Yoga


Không chỉ những truyền thống Ấn Độ giáo chính thống, mà ngay những truyền thống được xem là bên ngoài cũng thực hiện Yoga. Ví dụ như các Thánh nhân trong Kì-na giáo được xem là những vị am tường phép Yoga. Ngay Phật Thích-ca cũng thực hành Yoga và kinh điển Phật giáo thường nhắc đến các phương pháp tập trung lắng đọng tâm thức cũng như miêu tả các trạng thái thiền định. Một trong hai trường phái lớn của Phật giáo Đại thừa là Duy thức tông cũng có tên khác là Du-già hành phái (zh. 瑜伽行派, sa. yogācāra), chính vì các đại biểu trường phái này đặc biệt chú tâm đến việc thực hành Yoga.

Hệ thống Yoga cổ điển như một phái triết học được Ba-đan-xà-lê (zh. 巴丹闍梨, sa. patañjali, tiểu sử không rõ, có thể sống thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ Du-già kinh (zh. 瑜伽經, sa. yogasūtra) khai sáng. Trong hệ thống này, Yoga kết hợp chặt chẽ với Triết học số luận (zh. 數論, sa. sāṃkhya) đến mức người ta xem Yoga và Số luận gần như là một hệ thống với Yoga đại diện khía cạnh thực hành và Số luận đại diện phần lí thuyết. Yoga hấp thụ phần triết học siêu hình của Số luận. Tuy nhiên, người ta tìm thấy hai điểm khác biệt nổi bật giữa hai hệ thống này: phái Số luận thuộc hệ thống vô thần trong khi hệ thống Yoga thừa nhận một đấng Tự Tại (sa. īśvara). Theo Số luận thì chỉ nhận thức siêu việt mới chính là con đường dẫn đến giải thoát. Đối với hai hệ thống này thì Phú-lâu-sa (zh. 富樓沙, sa. puruṣa), tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. prakṛti, Du-già kinh 1,24-27) là hai nguyên lí tối cao.

Yoga trong Chí Tôn ca
Chí Tôn ca (sa. bhagavadgītā) ghi rõ mối quan hệ với phái Số luận và ảnh hưởng của phái này đến Chí Tôn ca cũng là những điểm đáng chú ý (Chí Tôn ca 2,39, 3,3.42). Tuy nhiên, Chí Tôn ca mở rộng phạm vi Yoga, cho rằng tất cả những nỗ lực thành tựu mục đích tâm linh đều là Yoga. Trong mối quan hệ này, Chí Tôn ca nhắc đến ba loại Yoga:

Yoga nghiệp (sa. karmayoga), luyện Yoga qua những hoạt động hằng ngày.
Yoga tín ngưỡng (sa. bhaktiyoga), tu tập qua niềm tin vững chắc.
Yoga trí (sa. jñānayoga), dùng trí huệ làm phương tiện.
Chí Tôn ca định nghĩa Yoga là tâm an xả, bất động (2,48), là sự khéo léo khi hành động (2,50). Chương 6 nói về cách cư xử của một hành giả từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hành giả luôn luôn hài lòng, tự chủ và không dao động trước những việc xảy ra với chính mình.

Yoga và Mật giáo
Một dạng Yoga khác với tên Laya-yoga được phát triển trong các hệ thống Mật giáo. Với khái niệm rằng, năng lực tâm linh của con người nằm co lại như một con rắn lửa (sa. kuṇḍalinī) ở dưới cột xương sống của mỗi người, hệ phái này đưa ra những phép tu luyện để đánh thức năng lực. Qua quá trình tu tập, con rắn này vươn lên, đi qua sáu luân xa (sa. cakra), nôm na là "bánh xe" nằm ở cột sống, đến xa luân thứ 7 nằm trên đỉnh đầu, là hoa sen 1000 cánh (sa. sahasrāha), được xem là trú xứ của Thấp-bà (sa. śiva). Hành giả hoà nhập với Thấp-bà, đạt Tam-ma-địa, phát triển trọn vẹn năng lực tâm linh và đạt giải thoát.

Yoga
Hơn 5000 năm lịch sử, được lưu lại trên những lá cọ mong manh dễ dàng bị phá hư hay thất truyền
Cùng với 5 trường phát triết lý nổi tiếng khác
Biến Ấn Độ trở thành một mảnh đất tâm linh khoa học kỳ diệu.

Yoga (sa. yoga)
Du-già (zh. 瑜伽)
Là một họ các phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ.
Người nam luyện Yoga được gọi là (Du-già) Hành giả (sa. yogin), người nữ là Nữ hành giả (sa. yoginī). Có lúc ta cũng thấy cách gọi Du-già sư, Du-già tăng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, thế giới tâm linh của Ấn Độ được phổ biến chính qua khái niệm Yoga này.

1. Lịch sử của Yoga có thể chia làm 4 thời kì chính:

⬜ Thời kì Yoga tiền-cổ điển với các nền văn minh Indus-Sarasvati ở miền Bắc Ấn Độ, từ “Yoga” đã được đề cập đầu tiên trong thánh thư Rig Veda – thánh thư lâu đời nhất. Yoga đã được thiết kế và phát triển từ từ bởi các linh mục Vệ Đà – những người giảng dạy và tin chủ yếu vào sự hy sinh của bản ngã, tự học hỏi, hành động (Karma yoga) và trí tuệ (Jnana yoga).

⬜ Thời kì Yoga cổ điển, kinh Patanjali lần đầu tiên đưa ra một hệ thống trình bày về Yoga, vì thế thường được coi là cha đẻ của Yoga và các tập kinh Yoga – thứ mà đến tận nay vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các phong cách của Yoga hiện đại.

⬜ Thời kì Yoga hậu cổ điển, các giáo viên Yoga đã tạo ra một hệ thống thực hành được thiết kế để trẻ hóa cơ thể và cuộc sống. Họ không chấp nhận lời dạy của kinh Veda cổ đại và phát triển các Yoga Tantra, với các kỹ thuật khác nhau để thanh lọc cơ thể và tâm trí. Chính trong giai đoạn này, Hatha Yoga đã ra đời.

⬜ Thời kì Yoga hiện đại, khoảng giữa những năm 1800 và 1900, các giáo viên yoga bắt đầu hướng sang phía Tây, để thu hút thêm nhiều người gia nhập. Trong năm 1920, Hatha Yoga được đẩy mạnh ở Ấn Độ do ông T. Krishnamacharya. Shri Krishnamacharya đi qua Ấn Độ và cho trình diễn của các tư thế yoga khác nhau và mở trường dạy Hatha Yoga đầu tiên. B.K.S. Iyengar, T.K.V. Desikachar và Pattabhi Jois là ba sinh viên của Shri Krishnamacharya- những người tiếp bước ông phổ biến mở rộng trường phái Hatha Yoga.

Việc phát triển Yoga ở phía tây vẫn tiếp tục cho đến khi Indra Devi mở studio Yoga của mình tại Hollywood vào năm 1947. Kể từ đó, nhiều giáo viên khác của phương Tây và Ấn Độ đã trở thành những người tiên phong phổ biến rộng rãi Hatha Yoga và thu hút được hàng triệu người theo tập. Bây giờ Hatha Yoga đã có nhiều trường phái và phong cách khác nhau, trong đó nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của việc tập luyện.

thuật ngữ Yoga có nghĩa là đặt mình dưới một cái ách, điều ngự, cột thắt lại, chuẩn bị, chuyên chú. Trong các hệ thống học phái Yoga thì thuật ngữ này chỉ đến hai nhánh tu học luyện thân và luyện tâm, giúp hành giả nâng cao năng lực thân tâm cũng như những hoạt động của chúng trong chính mình, điều hoà chúng để rồi có thể tiến đến cấp bậc toàn hảo tâm linh. Tu luyện Yoga thân thể được gọi là Hatha yoga (Khống chế du-già, zh. 控制瑜伽, sa. haṭhayoga), tu luyện Yoga tâm thức là Raja yoga (Hoàng giả du-già, zh. 皇者瑜伽, sa. rājayoga), nghĩa là "phép Yoga của một ông vua" (rāja).
 Ba-đan-xà-lê (zh. 巴丹闍梨, sa. patañjali, tiểu sử không rõ, có thể sống thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ Du-già kinh (zh. 瑜伽經, sa. yogasūtra)
Hệ thống Yoga cổ điển như một phái triết học được Ba-đan-xà-lê khai sáng.

Ba-đan-xà-lê miêu tả tám cấp của Yoga (sa. aṣṭāṅgayoga) với những điểm đặc thù của nó. Hai cấp đầu tương quan đến việc tu trì giới luật, ba cấp kế đến tương quan đến việc tu tập thân thể và ba cấp cuối hướng dẫn trau dồi tâm thức.

Chế giới (zh. 制戒, sa. yama, YS 2,30), được hiểu là sự tự kiểm soát trong mọi hành động, bao gồm bất sát sinh (sa. ahiṃsā), chân thật (sa. satya), không trộm cắp (sa. asteya), Phạm hạnh (sa. brahmacaryā, ở đây là tuyệt dục) và không giữ vật sở hữu (sa. aparigraha)
Nội chế (zh. 內制, sa. niyama), bao hàm sự thanh tịnh (sa. śauca) trong ba cửa ải thân, khẩu và ý, tâm thức hoan hỉ (sa. saṃtoṣa), khổ hạnh (sa. tapas), sự tu học (sa. svādhyāya) thánh điển với khả năng dẫn đến giải thoát và lặp đi lặp lại âm tiết OṂ ॐ, quy y đấng Tự Tại (sa. īśvarapraṇidhāna), hiến dâng tất cả cho đấng tối cao.
Hai cấp Chế giới và Nội chế bên trên giúp hành giả tạo sự hoà hợp ở bản thân và dung hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, của con người và vạn vật xung quanh. Để đạt được sự an nhiên tâm thức lâu dài thì Ba-đan-xà-lê cũng khuyên hành giả trau dồi những đức tính quan trọng khác như Từ, bi, hỉ và xả (tứ vô lượng tâm). Từ là tình thương bao trùm vạn vật, bi là tâm đồng cảm với chúng sinh, hỉ là niềm vui cùng người khác và xả là tâm thức không dao động trước khổ lạc, vinh nhục v.v... (1,33).
Toạ pháp (zh. 坐法, sa. āsana) là phép ngồi vững chắc và dễ chịu (2,46). Tư thế ngồi vững chắc và dễ chịu được đạt qua tâm thư giãn tuyệt đối, qua tâm vô thức về các cặp đối đãi như nóng lạnh, khổ lạc v.v... và qua sự quán chiếu cái tuyệt đối vô biên (2,47).
Điều tức (zh. 調息, sa. prāṇāyāma) là sự điều chế hơi thở ra vào, được định nghĩa là sự tách li hơi thở vào và thở ra (2,49). Việc điều chế hơi thở này chính là nguyên nhân làm cho tâm thức được tuần phục.
Chế cảm (zh. 制感, sa. pratyāhāra) có nghĩa là rút những giác quan ra khỏi những đối tượng của chúng. Sự kiểm soát toàn hảo này chỉ có thể được thực hiện khi tâm thức đã được điều phục (2,54).
Chấp trì (zh. 執持, sa. dhāraṇa) là sự tập trung tâm thức vào một chỗ nhất định, rất cần thiết cho việc điều chế tâm thức, vốn có bản chất tán loạn, hồi hộp không yên. Những điểm tập trung được nhắc đến là xa luân (sa. cakra) ở khu vực tim, chóp mũi, đầu lưỡi v.v... Một đối tượng bên ngoài, ví như một bức tượng của một Thần thể cũng có thể được dùng làm điểm tập trung (3,1).
Tĩnh lự (zh. 靜慮, sa. dhyāna): Dòng tâm thức tương tục được gán vào đối tượng một cách tự nhiên, không bị một hoạt động tâm thức nào khác quấy nhiễu (3,2).
Tam-ma-địa (zh. 三摩地, sa. samādhi) là đỉnh điểm của quá trình thiền định. Nhờ sự trình hiện chân thật của bản chất đối tượng mà hành giả đang quán chiếu, hành giả siêu việt ngay cả sự nhận thức đối tượng (3,3).

Quyền năng siêu nhiên
Trong lúc tu luyện ba cấp 6-8 thì hành giả có thể chứng nghiệm một vài năng lực siêu nhiên (sa. vibhūti), ví như biết được quá khứ vị lai, biết kiếp sống trước của mình, hiểu tiếng nói của chúng sinh (3,16). Tuy nhiên, Ba-đan-xà-lê cũng nói thêm là những năng lực siêu nhiên này có thể là chướng ngại trên con đường tu tập (3,36). Nếu hành giả tiến bước mà không để những năng lực này chi phối thì sẽ đạt đỉnh điểm của quá trình tu học, là Tam-ma-địa.

Hai dạng Tam-ma-địa
Có hai dạng Tam-ma-địa (1,44):

Trong Tam-ma-địa có tư duy chủ động (Hữu tầm/Hữu tứ tam-ma-địa, sa. savitarkasamādhi, savicārasamādhi) thì tâm thức của hành giả vẫn còn hoạt động mặc dù ông ta đã bị thu hút hoàn toàn bởi sự chuyên chú vào đối tượng đã chọn (1,42,45).
Trong Tam-ma-địa không còn tư duy (sa. nirvitarkasamādhi, nirvicārasamādhi) thì sự nhận thức đối tượng tham quán tự huỷ hoàn toàn và tâm thức của hành giả cũng ngừng hoạt động. Tâm thức tan biến (1,43,47-51). Chỉ còn Phú-lâu-sa (sa. puruṣa) nội tại với kinh nghiệm độc tồn (sa. kaivalya) tuyệt đối.