Tâm thức trong thực hành yoga
Phú-lâu-sa (zh. 富樓沙, sa. puruṣa), tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. prakṛti, Du-già kinh 1,24-27) là hai nguyên lí tối cao. Phú-lâu-sa, khi phản chiếu trong tâm thức (sa. citta) con người chính là tiểu ngã hoặc linh hồn (sa. jīva) hiển hiện trong thế giới hiện tượng, lăn trôi trong vòng sinh tử. Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga.
Trong câu kệ thứ hai của của Du-già kinh Ba-đan-xà-lê định nghĩa Yoga (Du-già) như sau:
yogaś cittavṛttinirodhaḥ
Yoga là sự chế ngự (nirodha) những hoạt động của tâm thức (cittavṛtti).
Tâm thức có năm hoạt động, đó là:
Chân lượng (sa. pramāṇa, xem thêm Lượng), tức là nhận thức, ước lượng chân chính.
Đảo kiến (sa. viparyaya), là kiến giải, nhận thức điên đảo
Vọng tưởng (sa. vikalpa), tưởng tượng.
Miên (sa. nidrā), là giấc ngủ
Niệm (sa. smṛti), là trí nhớ.
Năm hoạt động tâm thức trên có thể gây phiền não (sa. kliṣṭa) hoặc không gây phiền não (sa. akliṣṭa, 1,5). Những hoạt động tâm thức gây phiền não lập cơ sở cho việc thu thập và gia tăng nghiệp chướng, trói buộc tâm thức. Có năm hoạt động tâm thức gây phiền não, đó là:
Vô minh (sa. avidyā).
Vị kỉ (sa. asmitā), chỉ biết đến mình.
Tham ái (sa. rāga)
Sân (sa. dveṣa), sân hận.
Hữu ái (sa. abhiniveśa), khát vọng tồn tại.
Những hoạt động gây phiền não bên trên có thể được diệt trừ bằng tâm thức tinh tiến (sa. abhyāsa) và vô tham (sa. vairāgya). Quá trình dài dẳng và gian nan này chính là Yoga
0 Lưu tâm:
Đăng nhận xét