phía Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu từ thời đại đồ đá (~3300 - 1700 TCN) phát triển hưng thịnh  với nền văn minh lưu vực sông Ấn trong khu vực thung lũng Indus (The Indus Valley Civilization - IVC). Cùng với Ai Cập cổ đại (Ancient Egypt) và Lưỡng Hà (Mesopotamia), nó là một trong ba nền văn minh đầu tiên của Cựu thế giới. Ngoài ra cũng được biết đến tên gọi nền văn minh Harappan hay Mohenjo-Daro (tùy vào địa điểm được khai quật tàn tích được tìm thấy).



Tiếp sau đó là thời đại đồ sắt thuộc thời kỳ Veda (~1500 - 500 TCN) với sự phát triển của 16 vương quốc gọi chung là Mahājanapadas. Thời kỳ Veda cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội ấn độ cổ đại, như đạo Rig - Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, đao Jaina...
Khoảng thế kỉ VI TCN, Mahavira và Thích Ca Mâu Ni ra đời. Mahavira có nghĩa là "Đại anh hùng" hay "Anh hùng vĩ đại", tên thật Vardhamana và là người đã sáng lập ra Kỳ Na giáo (đạo Jaina), một tôn giáo cùng thời với Phật giáo).
Bộ kinh Veda được ra đời trong thời gian này. Còn được gọi là Vệ Đà hoặc Phệ Đà,

1. Phân tách bộ kinh Veda:

Bộ kinh này không do một nhân vật nào sáng tác. Nó là một bộ sách thâu lượm tất cả các câu ca dao, vịnh phú về sự giàu đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn Độ, về những tập tục, nghi lễ, quan điểm tư tưởng và những bài thánh ca cầu nguyện các đấng thần linh của người Arya. Một thời gian dài kinh Veda được học thuộc lòng và truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với nghĩa rộng, Kinh Veda gồn bốn loại:

📖 Các tập Samhitas: gồm những lời cầu nguyện, xưng tụng thần linh dưới dạng thi ca
📖 Các Brahmânas: gọi là Phạn thư hay kinh Bàlamôn, giải thích các qui tắc, nguyên tắc tế tự chuyên dùng cho các tu sĩ, chức sắc cao cấp của đạo Bàlamôn
📖 Các Aranyaka: gọi là kinh rừng dùng cho các tu sĩ khổ hạnh, chứa đựng những lời lẽ uyên nguyên về vũ trụ vạn vật, bản chất của đời sống và giá trị của nhân sinh
📖 Các kinh Upanishad: gọi là Áo nghĩa thư là những sách bình chú có tính chất tôn giáo, triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của kinh vêđa, dùng cho các triết gia

Theo nghĩa hẹp, Veda gồm:

📖 📖Các tập Samhitas có bốn bộ là:
⚪ Rig – Veda: là tri thức về các thánh tán ca, là nguồn gốc đầu tiên của Ấn Độ giáo, ca tụng các vị thần của người Arya, trong đó quan trọng nhất là thần Sấm sét vả thần Lửa
⚪ Bộ Yajur – Veda: tập hợp những công thức khấn bái thần linh trong nghi thần linh, hiến tế
⚪ Bộ Sama – Veda: được coi là tri thức về các giai điệu ca chầu, cầu nguyện thần linh khi hành lễ
⚪ Bộ Atharva – Veda: là tri thức về các loại thần chú bùa phép, ma thuật, dùng để cầu phúc, cầu tài, giải hạn…

Như vậy, Veda theo nghĩa hẹp gồm bốn bộ kể trên, trong đó quan trọng nhất là bộ Rig – Veda gồm các Samhitas. Những kinh xuất hiện muộn hơn như Brahmanas (nghi thức tế tự), Aranyaka (Kinh rừng) và Upanishad (áo nghĩa thư) là những kinh tiếp tục bình chú, giải thích những tư tưởng khác nhau trong kinh Vêđa ở giai đoạn đầu.


2. Truyền thuyết về kinh Veda:

Về nguồn gốc thần thoại tôn giáo, người Ấn Độ xem kinh Veda là những chân lý thiên khải cho loài người ở mỗi đầu chu kỳ của vũ trụ.
Thiên khải là sự biểu hiện, lời tuyên ngôn (còn gọi là Đấng Biểu lộ). Ra đời cùng thế gian. Đấy là kinh Veda. Là THỰC THỂ ĐẦU TIÊN, là Brahman - CÁI NGÃ - được bảo vệ và gìn giữ. Là thứ không thể phủ nhận, trinh nguyên và luôn luôn có hiệu lực.

Một chu kỳ của vũ trụ theo người Ấn Độ có tên là Kalpa, tính từ khi vũ trụ sáng tạo ra cho tới khi tiêu diệt đi, bằng một ngày của Brahmâ hay bằng 1.000 Mahayuga (đại thời đại).
Đại thời đại bao gồm bốn thời đại chính:
⚪ Thời đại toàn tác - thời đại hoàng kim
⚪ Thời đại tam - thời đại của sự công bình
⚪ Thời đại nhị - thời đại bắt đầu có khủng hoảng và sa đọa , con người ít biết Veda và không còn yêu chân lý nữa, các tai ương cũng đồng thời ập xuống đầu họ
⚪ Thời đại vong - thời đại con người đã thôi cúng tế và hành thiện, tai ương tràn ngập thế giới.

Sau thời kỳ này, lịch sử lại vòng trở về thời kỳ toàn tác để bắt đầu một chu kỳ mới. Cứ một khoảng thời gian nhất định Brahmâ lại tạo ra những bậc đạo sĩ uyên thâm tiếp thu những lời mật chú (mantra) của thần và đi khải thị cho khắp chốn nhân gian. Cái biết ấy được thực hiện bằng hai con đường: tri thức (jnana – marga) và tế tự (yajna – marga).
Ở thời kỳ Veda, việc tế tự rất được chú trọng vì người ta tin rằng những nghi thức tế lễ, con người có thể thông đạt được với thần linh.

Nguồn tham khảo:



Phú-lâu-sa (zh. 富樓沙, sa. puruṣa), tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. prakṛti, Du-già kinh 1,24-27) là hai nguyên lí tối cao. Phú-lâu-sa, khi phản chiếu trong tâm thức (sa. citta) con người chính là tiểu ngã hoặc linh hồn (sa. jīva) hiển hiện trong thế giới hiện tượng, lăn trôi trong vòng sinh tử. Khi tâm thức con người được an tĩnh, không còn sự phản chiếu nữa thì khi ấy, nó nhận thức được bản tính uyên nguyên của nó và đạt giải thoát. Con đường dẫn đến mục đích này chính là Yoga.

Trong câu kệ thứ hai của của Du-già kinh Ba-đan-xà-lê định nghĩa Yoga (Du-già) như sau:

yogaś cittavṛttinirodhaḥ
Yoga là sự chế ngự (nirodha) những hoạt động của tâm thức (cittavṛtti).
Tâm thức có năm hoạt động, đó là:

Chân lượng (sa. pramāṇa, xem thêm Lượng), tức là nhận thức, ước lượng chân chính.
Đảo kiến (sa. viparyaya), là kiến giải, nhận thức điên đảo
Vọng tưởng (sa. vikalpa), tưởng tượng.
Miên (sa. nidrā), là giấc ngủ
Niệm (sa. smṛti), là trí nhớ.
Năm hoạt động tâm thức trên có thể gây phiền não (sa. kliṣṭa) hoặc không gây phiền não (sa. akliṣṭa, 1,5). Những hoạt động tâm thức gây phiền não lập cơ sở cho việc thu thập và gia tăng nghiệp chướng, trói buộc tâm thức. Có năm hoạt động tâm thức gây phiền não, đó là:

Vô minh (sa. avidyā).
Vị kỉ (sa. asmitā), chỉ biết đến mình.
Tham ái (sa. rāga)
Sân (sa. dveṣa), sân hận.
Hữu ái (sa. abhiniveśa), khát vọng tồn tại.
Những hoạt động gây phiền não bên trên có thể được diệt trừ bằng tâm thức tinh tiến (sa. abhyāsa) và vô tham (sa. vairāgya). Quá trình dài dẳng và gian nan này chính là Yoga


Không chỉ những truyền thống Ấn Độ giáo chính thống, mà ngay những truyền thống được xem là bên ngoài cũng thực hiện Yoga. Ví dụ như các Thánh nhân trong Kì-na giáo được xem là những vị am tường phép Yoga. Ngay Phật Thích-ca cũng thực hành Yoga và kinh điển Phật giáo thường nhắc đến các phương pháp tập trung lắng đọng tâm thức cũng như miêu tả các trạng thái thiền định. Một trong hai trường phái lớn của Phật giáo Đại thừa là Duy thức tông cũng có tên khác là Du-già hành phái (zh. 瑜伽行派, sa. yogācāra), chính vì các đại biểu trường phái này đặc biệt chú tâm đến việc thực hành Yoga.

Hệ thống Yoga cổ điển như một phái triết học được Ba-đan-xà-lê (zh. 巴丹闍梨, sa. patañjali, tiểu sử không rõ, có thể sống thế kỉ 2/3 trước CN hoặc thứ 5 sau CN), tác giả của bộ Du-già kinh (zh. 瑜伽經, sa. yogasūtra) khai sáng. Trong hệ thống này, Yoga kết hợp chặt chẽ với Triết học số luận (zh. 數論, sa. sāṃkhya) đến mức người ta xem Yoga và Số luận gần như là một hệ thống với Yoga đại diện khía cạnh thực hành và Số luận đại diện phần lí thuyết. Yoga hấp thụ phần triết học siêu hình của Số luận. Tuy nhiên, người ta tìm thấy hai điểm khác biệt nổi bật giữa hai hệ thống này: phái Số luận thuộc hệ thống vô thần trong khi hệ thống Yoga thừa nhận một đấng Tự Tại (sa. īśvara). Theo Số luận thì chỉ nhận thức siêu việt mới chính là con đường dẫn đến giải thoát. Đối với hai hệ thống này thì Phú-lâu-sa (zh. 富樓沙, sa. puruṣa), tâm thức siêu việt trường tồn và bản tính (zh. 本性, sa. prakṛti, Du-già kinh 1,24-27) là hai nguyên lí tối cao.

Yoga trong Chí Tôn ca
Chí Tôn ca (sa. bhagavadgītā) ghi rõ mối quan hệ với phái Số luận và ảnh hưởng của phái này đến Chí Tôn ca cũng là những điểm đáng chú ý (Chí Tôn ca 2,39, 3,3.42). Tuy nhiên, Chí Tôn ca mở rộng phạm vi Yoga, cho rằng tất cả những nỗ lực thành tựu mục đích tâm linh đều là Yoga. Trong mối quan hệ này, Chí Tôn ca nhắc đến ba loại Yoga:

Yoga nghiệp (sa. karmayoga), luyện Yoga qua những hoạt động hằng ngày.
Yoga tín ngưỡng (sa. bhaktiyoga), tu tập qua niềm tin vững chắc.
Yoga trí (sa. jñānayoga), dùng trí huệ làm phương tiện.
Chí Tôn ca định nghĩa Yoga là tâm an xả, bất động (2,48), là sự khéo léo khi hành động (2,50). Chương 6 nói về cách cư xử của một hành giả từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hành giả luôn luôn hài lòng, tự chủ và không dao động trước những việc xảy ra với chính mình.

Yoga và Mật giáo
Một dạng Yoga khác với tên Laya-yoga được phát triển trong các hệ thống Mật giáo. Với khái niệm rằng, năng lực tâm linh của con người nằm co lại như một con rắn lửa (sa. kuṇḍalinī) ở dưới cột xương sống của mỗi người, hệ phái này đưa ra những phép tu luyện để đánh thức năng lực. Qua quá trình tu tập, con rắn này vươn lên, đi qua sáu luân xa (sa. cakra), nôm na là "bánh xe" nằm ở cột sống, đến xa luân thứ 7 nằm trên đỉnh đầu, là hoa sen 1000 cánh (sa. sahasrāha), được xem là trú xứ của Thấp-bà (sa. śiva). Hành giả hoà nhập với Thấp-bà, đạt Tam-ma-địa, phát triển trọn vẹn năng lực tâm linh và đạt giải thoát.